Trẻ con rất hay tò mò và nghịch ngợm những đồ dùng trong gia đình. Vì vậy đã có nhiều trường hợp trẻ bị bỏng bởi hơi nồi cơm điện rất nguy hiểm. Dưới đây là hướng dẫn cách xử lý và phòng tránh trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện ba mẹ cần nắm rõ.
Trẻ con rất hay tò mò và nghịch ngợm những đồ dùng trong gia đình. Vì vậy đã có nhiều trường hợp trẻ bị bỏng bởi hơi nồi cơm điện rất nguy hiểm. Hãy cùng banhocthongminhgiare tham khảo cách hướng dẫn xử lý và phòng tránh trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện ba mẹ cần nắm rõ.
Nguy cơ trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện
Bởi bản tính tò mò, nghịch ngợm và sự bất cẩn của ba mẹ khi trông nom mà bé có thể bị bỏng bởi hơi nước từ nồi cơm điện.
Ba mẹ cần rất lưu ý bởi dù chỉ là hơi nước nhưng nhiệt độ có thể trên 100 độ C và gây tổn thương đến làn da mỏng manh của trẻ.
>>> Xem thêm: Kỹ năng sống: Phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ
Dấu hiệu trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện
Trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện vừa khiến bé đau rát, quấy khóc, mặt khác có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da của trẻ.
Những dấu hiệu cha mẹ có thể nhận biết trẻ bị bỏng bởi hơi nồi cơm điện là:
- Da trẻ bị ửng đỏ và sưng tấy
- Trẻ cảm thấy đau rát, khó chịu nên quấy khóc liên tục
- Da phồng rộp và có bọng nước xuất hiện ở vùng da bị thương
Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu trên, ba mẹ cần có hướng xử lý kịp thời.
>>> Xem thêm: 5 kỹ năng sống giúp trẻ phát triển toàn diện
Cách xử lý khi trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện
Hướng dẫn xử lý trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện mức độ nhẹ
Ngay khi nhận thấy con bị bỏng, ba mẹ nhanh chóng thực hiện các bước sau:
- Đầu tiên, mẹ cần nhanh chóng làm mát vết bỏng bằng cách ngâm vết bỏng vào nước lạnh, thời gian khoảng 20 phút để vết bỏng dịu đi và giảm mức độ tổn thương trên da trẻ
- Mẹ tuyệt đối không được dùng đá lạnh chườm hoặc xả vòi nước mạnh trực tiếp lên da trẻ vì như vậy có thể gây tổn thương nhiều hơn
- Tiếp đó mẹ dùng bông băng gạc sạch thấm nước và đắp lên vết bỏng giúp bé dễ chịu hơn
- Mẹ tiếp tục quan sát quá trình vết thương lành lại, nếu vết thương ở mức độ nhẹ, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để mua thuốc bôi cho con.
Hướng dẫn xử lý khi con bị bỏng bởi hơi nước nồi cơm điện mức độ nặng
Khi này, ba mẹ không được tự ý điều trị mà cần đưa bé đến các cơ sở y tế ngay để được thăm khám bởi các y tá, bác sĩ.
>>> Xem thêm: Bí quyết giúp con có tính tự lập từ nhỏ
Lưu ý:
- Trước đó, mẹ cần thực hiện các bước sơ cứu cơ bản (như mục trên)
- Khi xử lý vết thương cho con, ba mẹ cần rửa tay sạch sẽ và không chạm vào vết bỏng vì có thể gây nhiễm trùng
- Ba mẹ tuyệt đối không sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa trị cho con vì có thể khiến tình trạng bỏng nghiêm trọng hơn.
- Tuyệt đối không được chọc vỡ bọng nước và không để bé cào gãi vào vết thương vì sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng nguy hiểm, quá trình điều trị lâu hơn
- Mẹ cần xây dựng thực đơn lành mạnh cho trẻ với các thực phẩm giàu protein, vitamin C, vitamin E, Omega-3,...Ngoài ra mẹ cần kiêng các thực phẩm không có lợi cho vết thương như đồ tanh, đồ ăn cay nóng, rau muống, thịt gà, thịt bò,...
- Ba mẹ tuyệt đối không sử dụng oxy già hay cồn rửa vết thương cho con vì điều này có thể làm chết các mô non mới hình thành, đồng thời gây tổn thương cho da.
Cách phòng tránh trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện
Để tránh tình trạng bé bị bỏng, ba mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:
- Luôn đặt nồi cơm điện tránh xa tầm tay của con trẻ. Ngoài ra mẹ cũng cần chú ý đến các đồ vật có thể gây bỏng khác như ấm siêu tốc, chảo, nồi…
- Khi ăn cơm, mẹ chú ý để bé ngồi xa nồi cơm và không để trẻ tự ý chạy nhảy xung quanh nồi cơm
- Nếu trẻ quá bé, ba mẹ tuyệt đối không cho trẻ đến gần khu vực bếp vì rất dễ xảy ra tai nạn
>>> Xem thêm: Gợi ý 10 cửa hàng bán bàn học thông minh chống gù tốt nhất TP HCM
Trên đây là cách xử lý và phòng tránh trẻ bị bỏng hơi nồi cơm điện ba mẹ cần nắm rõ.