Cứ mỗi dịp hè đến lại có nhiều vụ tai nạn đuối nước xảy ra rất thương tâm. Dưới đây là chi tiết về kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ ba mẹ cần nắm rõ.

Cứ mỗi dịp hè đến lại có nhiều vụ tai nạn đuối nước xảy ra rất thương tâm. Hãy cùng banhocthongminhgiare là chi tiết về kỹ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ ba mẹ cần nắm rõ.

 

 

Kỹ năng sống: Phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ

 

 

Vì sao phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ rất quan trọng?

Nhiều năm qua, đã có nhiều trường hợp trẻ bị tai nạn đuối nước rất thương tâm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những sự việc đáng tiếc này nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ là một kỹ năng rất quan trọng mà ba mẹ cần nắm rõ để tránh những tai nạn đau lòng có thể xảy ra.

 

>>> Xem thêm: Gợi ý 5 khu công viên nước cho bé tại TP HCM

 Cách phòng tránh tai nạn đuối nước

Tai nạn đuối nước hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng những hành động và việc làm như sau:

  • Khi cho trẻ đi bơi ở hồ bơi, bờ biển, khu vui chơi dưới nước, công viên nước cần có sự giám sát của người lớn biết bơi
  • Khi trẻ bơi cần có phao bơi, áo phao bơi và đồ trang bị đầy đủ
  • Trẻ tuyệt đối không được chơi đùa hoặc bơi ngoài sông, suối, không đùa nghịch gần những khu vực như ao, hồ, hố sâu…
  • Không nên để những vật chứa nước gần trẻ em như lu nước, thùng nước…
  • Những gia đình có bể bơi nên có rào chắn xung quanh, cửa cần có khóa và có hệ thống báo động khi trẻ em vào
  • Nên cho trẻ tập bơi sớm, khuyến khích tập bơi cho trẻ trên 4 tuổi
  • Ngoài ra, ba mẹ cần giải thích cũng như nhắc nhở con về những nguy hiểm có thể xảy ra để trẻ hiểu và có những cảnh giác đảm bảo an toàn cho bản thân mình.

 

>>> Xem thêm: 5 hoạt động vui chơi tránh xa điện thoại cho các bé trong hè này

  Cách sơ cứu khi bị ngạt nước

 

Sơ cứu khi gặp người bị ngạt nước là việc làm cấp thiết rất quan trọng, cụ thể cách sơ cứu như sau:

 

Bước 1: Khi nhận thấy người bị nạn, cần nhanh chóng đưa họ lên khỏi mặt nước bằng các cách:

 

  • Đưa cánh tay, cây sào dài cho người bị nạn
  • Ném phao cho họ
  • Hoặc có thể chèo thuyền vớt nạn nhân lên
  • Lưu ý: không nên nhảy xuống nước cứu khi bạn không biết bơi

 

Bước 2:  Đặt người bị nạn nằm chỗ khô ráo, thoáng khí

 

Bước 3: Nhanh chóng quan sát và sơ cứu cho nạn nhân

 

Bạn cần quan sát, nếu nạn nhân bất tỉnh cần kiểm tra xem còn thở không.

Các trường hợp có thể xảy ra:

 

  • Trường hợp 1: nếu lồng ngực không di động, tức là nạn nhân ngừng thở 

 

Khi này, bạn cần lập tức thực hiện hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) 

 

Sau khi thổi ngạt 2 cái, bạn cần kiểm tra xem tim nạn nhân còn đập hay không bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngực bên trái xem có tiếng tim đập không.

 

Nếu bạn không bắt được mạch tức là tim nạn nhân đã ngừng đập, bạn cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái) theo tỷ lệ 15/2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người, hoặc 30/2 nếu có 1 người

 

Sau đó bạn cần vừa làm vừa đưa nạn nhân đi bệnh viện một cách nhanh nhất có thể

  • Trường hợp 2: nếu nạn nhân còn tự thở

Đầu tiên, bạn cho nạn nhân nằm nghiêng sang một bên 

 

Sau đó cởi bỏ quần áo ướt cho họ và giữ ấm cơ thể. Tiếp theo bạn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ có chuyên môn tiếp tục xử lý.

 

>>> Xem thêm: Những thay đổi tâm lý tuổi dậy thì của con mà cha mẹ cần quan tâm

 

Trên đây là những thông tin về cách phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ ba mẹ cần nắm rõ.

 

Các tin khác
» Những lợi ích và tác hại trong các tư thể ngồi ở trẻ
» Gợi ý cách trang trí bàn học khoa học nhất
» Các phương pháp giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ ba mẹ nên biết
» Thủ tục nhập học lớp 1 cho bé,ba mẹ cần chuẩn bị những gì?
» Tổng hợp những kỹ năng sống ngày tết cho trẻ ba mẹ nên biết
Khuyến mãi