Trẻ con có tính tò mò và luôn muốn khám phá mọi thứ xung quanh, vì vậy thường hay mất tập trung khi học bài hoặc làm bất kỳ việc nào đó. Hãy cùng banhocthongminhgiare tổng hợp các cách rèn luyện tính tập trung cho trẻ để cha mẹ tham khảo và áp dụng nhé!

Trẻ con có tính tò mò và luôn muốn khám phá mọi thứ xung quanh, vì vậy thường hay mất tập trung khi học bài hoặc làm bất kỳ việc nào đó. Hãy cùng banhocthongminhgiare tổng hợp các cách rèn luyện tính tập trung cho trẻ để cha mẹ tham khảo và áp dụng nhé!

 

Các cách rèn luyện tính tập trung cho trẻ

 

 

Cha mẹ ngồi cùng con

Khi có cha mẹ ngồi cùng, trẻ sẽ cảm thấy an toàn, thoải mái và dễ chịu, bé sẽ không cảm thấy sợ vì ở một mình nữa, từ đó sẽ có hứng thú hơn, có thể chơi đùa với đồ chơi hoặc học bài trong thời gian lâu hơn. 

Vì vậy, để tập cho con sự tập trung, cha mẹ nên dành thời gian để ngồi cạnh và đồng hành cùng con.

>>> Xem thêm: Con sợ học tiếng anh, mẹ hãy lưu ngay những mẹo sau

Hạn chế các âm thanh xung quanh

Âm thanh, tiếng nhạc phát ra từ các thiết bị điện tử như tivi, loa, tiếng chuông điện thoại…sẽ làm bé bị sao nhãng và mất tập trung khi học bài. Vì vậy, khi đến giờ học của con hoặc khi con phải hoàn thành một công việc nào đó, mẹ hãy tắt các thiết bị điện từ xung quanh cho đến khi con học xong nhé!

Tạo góc học tập gọn gàng, ngăn nắp

Ngoài việc tạo cho con không gian học tập yên tĩnh, cha mẹ cũng cần lưu ý góc học tập của con luôn phải được gọn gàng, ngăn nắp. 

Bằng cách dọn dẹp sách báo cũ, sắp xếp sách vở và các đồ dùng học tập đúng vị trí, lau dọn bàn học sạch sẽ, mẹ sẽ giúp con có một không gian học tập dễ chịu và thoải mái nhất, giúp trẻ có hứng khởi và tập trung khi học bài.

 

Các cách rèn luyện tính tập trung cho trẻ
 

>>> Xem thêm: Gợi ý 12 đồ chơi cho bé gái được yêu thích nhất hiện nay

 

Cha mẹ trang bị cho con bàn học phù hợp

 

Một bộ bàn học được xem là phù hợp nếu vừa vặn với vóc dáng, chiều cao cũng như những nhu cầu học tập khác của trẻ.

Cha mẹ nên trang bị cho con bộ bàn học thông minh chống gù chống cận có khả năng điều chỉnh độ cao mặt bàn, mặt ghế phù hợp với chiều cao của từng trẻ ở từng độ tuổi. Từ đó giúp trẻ ngồi học đúng tư thế, không bị đau mỏi lưng khi ngồi học thời gian dài, tăng khả năng tập trung cho con.

Đặt ra mục tiêu về thời gian khi trẻ học bài và tăng dần mục tiêu

Mẹ nên đặt ra mục tiêu cụ thể cho bé mỗi khi học bài. Ví dụ hôm nay con sẽ tập trung học bài trong 20 phút và ngày hôm sau có thể là 25 phút. Điều này sẽ giúp trẻ có mục tiêu phấn đấu rõ ràng và có thể học tập với trạng thái tập trung nhất.

>>> Xem thêm: Có nên đeo đai chống gù lưng cho trẻ?

Cho trẻ thời gian thư giãn xen kẽ khi học bài

Thư giãn, giải trí xen kẽ khi học bài hoặc hoàn thành một công việc nào đó sẽ giúp con lấy lại sự hứng khởi để có thể tập trung tốt hơn ngay sau đó. Cha mẹ có thể giải thích cho con đây là phần thưởng sau khi con đã vất vả học tập và hoàn thành công việc sẽ giúp bé vui vẻ và có động lực hơn.

Các cách rèn luyện tính tập trung cho trẻ


Quan sát, cho con quyền làm chủ

Ngoài những cách trên, cha mẹ cần quan sát xem động lực nào là phù hợp với com mình nhất để phát huy tiếp. Tiếp đó, hãy trao cho con quyền làm chủ, tức là không quá áp đặt hay quản thúc con làm theo ý của mình. Thay vào đó, mẹ hãy động viên và tạo điều kiện để con chủ động hoàn thành bài tập và công việc được giao.

>>> Xem thêm: Bí quyết giúp con có tính tự lập từ nhỏ

Lắng nghe, thông cảm với con trẻ

Cha mẹ không nên vội vàng quát mắng trẻ khi trẻ mất tập trung, sao nhãng khi học bài, làm việc nhà…Điều này sẽ khiến trẻ tự ti và khó chịu hơn. Mẹ hãy tìm hiểu và lắng nghe xem điều gì làm con không tập trung được để từ đó khắc phục và rèn luyện tính tập trung cho trẻ dần dần nhé!

>> Xem thêm: Gợi ý cách chọn bàn học thông minh cho bé gái dễ thương

 

Trên đây là tổng hợp thông tin về các cách rèn luyện tính tập trung cho trẻ để cha mẹ tham khảo và áp dụng. Chúc các mẹ thành công nhé!

Các tin khác
» Những lợi ích và tác hại trong các tư thể ngồi ở trẻ
» Gợi ý cách trang trí bàn học khoa học nhất
» Các phương pháp giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ ba mẹ nên biết
» Thủ tục nhập học lớp 1 cho bé,ba mẹ cần chuẩn bị những gì?
» Tổng hợp những kỹ năng sống ngày tết cho trẻ ba mẹ nên biết
Khuyến mãi