Sử dụng điện thoại thông mình đang là một trong những hiện tượng phổ biến của trẻ em ngày nay. Cùng Topkids tìm hiểu về tác hại của điện thoại với trẻ em qua bài viết sau.
Trong thời đại công nghệ số hiện nay thì việc bắt kịp công nghệ là điều vô cùng cần thiết. Vậy cho trẻ dùng điện thoại có những ưu điểm gì, cùng theo dõi nhé:
Mặc dù chưa có bằng chứng thuyết phục trong việc sử dụng điện thoại thông minh gây ảnh hưởng xấu tới não bộ của trẻ. Não bộ của trẻ nhỏ hơn người lớn nhưng nhận mức bức xạ từ điện thoại di động giống như người lớn. Do đó, vùng não bộ của trẻ phải chịu mức độ phơi nhiễm cùng mức bức xạ cao hơn khi dùng điện thoại ngay từ khi còn nhỏ.
Việc sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng để xem phim hoạt hình hoặc chơi game thường trẻ sẽ nhìn chằm chằm vào màn hình trong nhiều giờ. Từ đó, tạo điều kiện để ánh sáng xanh và bức xạ từ điện thoại, máy tính tác động trực tiếp lên mắt của trẻ. Chính vì thế, gây ra các vấn đề về mắt như cận thị, nhức mắt, khô mát và giảm thị lực khi còn trẻ.
Sử dụng điện thoại quá sớm sẽ làm giảm đi hứng thú đối với các hoạt động khác kể cả hoạt động thể dục thể thao. Không chỉ thế, còn hình thành thói quen ngồi một chỗ để dán mắt vào điện thoại ngày một nhiều hơn.
Tuy nhiên, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ béo phì hay các bệnh khác như thoái hóa đốt sống, lệch cổ,… do lười vận động và ngồi một chỗ cúi đầu quá lâu.
Theo các chuyên gia thì việc trẻ dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại để giải trí sẽ khiến trẻ bỏ quên những điều thú vị xung quanh. Từ đó, trẻ thường thích tách biệt và ở một mình, không giao tiếp với người khác. Sau một khoảng thời gian, có thể dẫn tới chứng tự kỉ và rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần, thiếu tập trung,…
Giống như việc cho trẻ xem ti vi hoặc dùng điện thoại để giải trí, dụ trẻ trong giờ ăn sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc vào thiết bị này. Điều đó, trẻ dần trở nên bị động hơn và không còn bị kích thích với thế giới xung quanh, không tìm tòi khám phá hoặc giao tiếp nữa. Do không tiếp thu và tương tác với mọi người mà nhiều trẻ khi còn nhỏ nói rất tốt nhưng khi đến tuổi đi học lại bị hạn chế về ngôn ngữ cũng như khả năng diễn đạt kém.
Ngày nay, các thiết bị công nghệ thông minh như điện thoại, máy tính bảng đều có hai mặt là mặt lợi và mặt hại. Tuy nhiên, nếu sử dụng những thiết bị này để giúp trẻ khám phá, chinh phục và sáng tạo ra những sản phẩm mới mẻ đó chính là điều tích cực. Nhưng nếu trẻ bị phụ thuộc vào thiết bị theo chiều hướng nghiện game sẽ dẫn tới nhiều hậu quả không mong muốn.
Theo như tiến sĩ Clarke-Pearson là cựu thành viên của Học viện hội đồng Nhi khoa khuyên rằng thời điểm trẻ bước vào trung học cơ sở từ 13 – 17 tuổi chính là thời điểm hợp lý nhất. Tuy nhiên, bố mẹ cần dạy trẻ những điều cơ bản để có thể chọn lọc thông tin trên điện thoại trước đó.
XEM THÊM: Balo chống gù là gì?