Bệnh cận thị ở trẻ ngày càng tăng và trở thành mối lo ngại đáng kể của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng dị tật khúc xạ ở trẻ nhỏ. Bắt đầu từ thói quen sinh hoạt, đọc sách, vui chơi cho tới chế độ dinh dưỡng. Mặc dù nguyên nhân nào thì bố mẹ cũng nên tìm hiểu cách phòng chống cận thị ở trẻ em – các bậc phụ huynh nên biết để đảm bảo cho con em mình có đôi mắt sáng, khỏe mạnh nhất.
Cận thị là cái tên không còn xa lạ gì đối với nhiều người, một loại tật khúc xạ phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào kể cả trẻ sơ sinh. Trong đó, tỷ lệ trẻ bị cận thị ngày càng có xu hướng gia tăng ở mức báo động. Khi bị cận thị, trẻ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nhìn nhận các vật thể ở xa và lúc học tập, gây ảnh hưởng tới kết quả cũng như thị lực của trẻ.
Theo các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm cho biết, dựa theo từng mức độ cận sẽ được chia thành 3 loại như sau:
- Cận thị nhẹ: Dưới – 3.00 Diop
- Cận thị trung bình: - 3.00 Diop đến – 6.00 Diop
- Cận thị nặng: Từ - 6.00 trở lên
Một số nguyên nhân gây ra cận thị ở trẻ nhỏ thường là do thói quen sinh hoạt hàng này, học tập và kể cả di truyền từ bố mẹ.
Theo nghiên cứu khoa học, có hơn 24 gen liên quan mật thiết tới việc gia tăng nguy cơ phát triển cận thị ở trẻ. Đa số, cận thị liên quan nhiều đến cấu trúc mắt, do đó tật cận thị hoàn toàn có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái.
Nếu trong gia đình bố hoặc mẹ bị cận thì tỷ lệ di truyền sang con là khoảng 23% - 40%. Tuy nhiên, bố mẹ không bị cận những vẫn có 6% - 10% khả năng con cái sinh ra bị cận thị.
Hầu hết trẻ em hiện nay ngồi học không đúng tư thế, mắt thì sát vào sách vở, còn lưng thì cong. Khi đã trở thành thói quen mà bố mẹ vẫn không dạy hay hướng dẫn, điều chỉnh tư thế ngồi học, sẽ khiến cho trẻ bị bệnh gù lưng và còn gặp các vấn đề về mắt như cận thị.
Hiện nay, việc lạm dụng các thiết bị công nghệ cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây cận thị ở trẻ đáng báo động. Do ánh sáng độc hại phát ra từ màn hình của thiết bị điện tử sẽ xuyên qua các lớp bọc ánh sáng tự nhiên ở mãng cầu và tác động trực tiếp đến đáy mắt. Dẫn tới tình trạng mắt bị khô và tăng độ.
Bên canh đó, sử dụng điện thoại, ipad hay xem tivi quá nhiều trong thời gian dài sẽ khiến thủy tinh không thể xẹp xuống như ban đầu và từ đó dẫn tới tật cận thị.
Tuy chế độ dinh dưỡng hàng ngày không làm giảm thật cận thị những nó sẽ giúp tăng cường sức khỏe và đồng thời hạn chế được tăng độ cận. Thế nên, những thực phẩm mà bố mẹ cần phải bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ để có thể cải thiện thị lực và phòng chống cận thị là cà chua, cà rốt, các loại hạt, cải bó xôi, trứng,…
Ngày nay, tình trạng trẻ bị cận thị đang có chiều hướng tăng cao. Do đó, nếu không được phát hiện sớm thì tình trạng suy giảm thị lực sẽ nặng hơn. Thậm chí, dẫn tới tình trạng bị nhược thị, gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ. Một số dấu hiệu cận thị ở trẻ nhỏ như:
- Trẻ thường xuyên xem tivi hay đọc sách với khoảng cách gần
- Trẻ thường xuyên dụi mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng hay bị chảy nước mắt nhiều hơn so với bình thường
- Thường xuyên nheo mắt hoặc nghiêng đầu để có thể quan sát bảng rõ hơn
- Mắt đau mỏi khi dùng máy tính, xem tivi
Theo các chuyên gia khuyến cáo, để đảm bảo cho đôi mắt của con em mình luôn khỏe mạnh và phòng chống cận thị thì bố mẹ nên dạy trẻ ngồi học với tư thế ngồi chuẩn. Cách ngồi học bài chuẩn là khoảng cách từ mắt tới bàn học khoảng 30 cm – 40 cm cùng với lưng thẳng đứng, hai chân để thoải mái. Đồng thời, mắt nhìn thẳng vào sách với và không nghiêng sang một bên.
Ánh sáng thích hợp là một trong những điều cốt yếu liên quan tới thị lực của trẻ. Bố mẹ nên đảm bảo môi trường học tập của bé có đầy đủ ánh sáng khi con đọc sách, học tập vui chơi. Bởi việc ánh sáng quá mạnh hay quá yếu khiến cho mắt của trẻ bị mỏi và nhức.
Đối với việc khám mắt định kỳ cho bé giúp phát hiện sớm và có phương án can thiệp kịp thời khi mắt trẻ đang gặp vấn đề. Các bậc phụ huynh cần phải lựa chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng để có thể đảm bảo kết quả thăm khám được chính xác nhất nhé.
Qua những chia sẻ ở bài viết trên, TOPKIDS mong rằng sẽ giúp được các bậc phụ huynh có cái nhìn tổng thể về tật cận thị ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là cách phòng chống cận thị ở trẻ em – các bậc phụ huynh nên biết để đảm bảo thị giác của con luôn sáng, khỏe mạnh.
>>> Xem Thêm: Top 7 mẫu đèn chống cận được ưa thích nhất