Bệnh học đường là những bệnh liên quan đến lứa tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường. Hiểu biết về bệnh học đường sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có thể bảo vệ sức khỏe và tinh thần của con mình một cách tốt nhất. Trong bài viết này sẽ tổng hợp các loại bệnh học đường và cách phòng tránh cho bé mà ba mẹ nên biết.
Hiện nay, bệnh cong vẹo cột sống chiếm tỷ lệ khoảng 25% ở học sinh Việt Nam. Ở trẻ em, cột sống mềm mại và độ cong cũng nhỏ hơn so với người lớn. Do đó, nếu ngồi sai tư thế quá lâu như ưỡn, cúi gập, vẹo sang phải hoặc trái sẽ dẫn tới tình trạng bị cong lưng hoặc ưỡn lưng do đoạn cột sống thắt lưng ưỡn ra phía trước.
Nguyên nhân của bệnh cong vẹo cột sống là do kích thước bàn ghế không phù hợp quá cao hoặc quá thấp. Ngoài ra, còn do thói quen tư thế ngồi không đúng hay do phải mang vác nặng, ngồi quá lâu xem máy tính, ti vi,…
Phòng ngừa bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ cách tốt nhất là ngồi học đúng tư thế. Đồng thời, bàn ghế phải có kích thước phù hợp với cơ thể của trẻ, hạn chế cho trẻ mang vác những vật nặng và tăng cường tập luyện thể thao. Ngoài ra, cần phải có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý để hệ xương của trẻ phát triển tốt nhất, ăn nhiều rau xanh và bổ sung canxi bằng việc ăn cua, tôm, sữa.
Các bệnh về mắt đa số là cận thị và viễn thị, có khoảng 15% học sinh đang ở độ tuổi đi học mắc phải ngày một gia tăng. Thông thườn, hình ảnh của vật khi qua hệ thống quang học của mắt sẽ hội tụ đúng trên võng mạc, giúp nhìn rõ được vật thể hơn. Tuy nhiên, khi hệ thống quang học của mắt gặp trục trặc sẽ dẫn tới hình ảnh của vật nằm ở trước võng mạc nhìn mờ hơn.
Nguyên nhân của cận thị học đường ở trẻ do việc nhìn gần liên tục trong phòng học không đủ ánh sáng, thói quen, ngồi lâu hay quá nhiều trước màn hình máy tính. Ngoài ra, kích thước bàn ghế không tương xứng và không phù hợp với lứa tuổi cũng dẫn tới cận thị.
Cách phòng tránh các bệnh về mắt chính là đảm bảo nguồn sáng cho trẻ khi ngồi học và không nên để trẻ ngồi gần xem ti vi quá nhiều. Đồng thời, bổ sung thêm vitamin A cho con bằng việc bổ sung chất dinh dưỡng những nguồn thực phẩm giàu chất như: cá, cà rốt,…hoặc uống thuốc hỗ trợ bổ sung vitamin A.
Hiện nay, tình trạng béo phì ở lứa tuổi học sinh ngày một gia tăng. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng béo phì này là do yếu tố di truyền hoặc do chế độ ăn uống không lành mạnh, lười hoạt động. Không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như tim mạnh, xương khớp, thoái hóa khớp,…
Để phòng tránh bệnh béo phì cần có một chế độ sống lành mạnh và thường xuyên tập thể dụng, kết hơp với chế độ dinh dưỡng hợp lý không có quá nhiều đồ ngọt, chất béo.
Theo khảo sát tỉ lệ học sinh bị mắc các bệnh về răng miệng điển hình là do bị sâu răng và viêm lợi. Nguyên nhân là do ăn uống và vệ sinh không đúng cách. Từ đó, khiến vi khuẩn ăn mòn răng, viêm nhiễm lợi, sún răng gây mất thẩm mỹ và khó khăn trong quá trình ăn uống sau này. Không những thế, còn gây đau nhức răng, ảnh hưởng tới dây thần kinh vùng miệng và tủy răng, khiến răng bị hư hỏng hoàn toàn bắt buộc phải nhổ. Điều đó, gây ảnh hưởng tới sức khỏe về sau.
Để có thể phòng tránh các bệnh về răng miệng cần vệ sinh răng sạch sẽ sau bữa ăn và thay bàn chải đánh răng 3 tháng 1 lần. Thay vì dùng tăm xỉa răng, hãy sử dụng chỉ nha khoa. Ngoài ra, hạn chế cho trẻ em ăn nhiều đồ ngọt và không ăn trước khi đi ngủ.
Rối loạn sức khỏe tinh thầm ở lứa tuổi học đường thời gian gần đây được nhiều người quan tâm tới trên hai phương diện về mức độ tăng nhanh và tính chất nghiêm trọng của nó. Nguyên nhân là do bạo lực học đường, phân biệt đối xử,… hoặc có thể do bẩm sinh. Điều đó, khiến cho trẻ luôn trong cảm thấy sợ hãi, căng thẳng, mệt mỏi,…
Bố mẹ hãy luôn quan tâm và bảo vệ con, xây dựng cho con một môi trường sống lành mạnh và tạo điều kiện về mọi mặt để có thể đảm bảo một sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
XEM THÊM: Bàn học thông minh chống gù lưng cho bé bằng cách nào?