Tác hại của điện thoại đối với trẻ như thế nào? Làm sao để hạn chế rủi ro? Làm thế nào để có thể nuôi dạy con đúng cách trong thời đại công nghệ thông tin phát triển? Đây có lẽ là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh hiện nay.

Sử dụng điện thoại thông mình đang là một trong những hiện tượng phổ biến của trẻ em ngày nay. Cùng Topkids tìm hiểu về tác hại của điện thoại với trẻ em qua bài viết sau.

 tác hại của điện thoại với trẻ em

Ưu điểm của việc sử dụng điện thoại đối với trẻ nhỏ

Trong thời đại công nghệ số hiện nay thì việc bắt kịp công nghệ là điều vô cùng cần thiết. Vậy cho trẻ dùng điện thoại có những ưu điểm gì, cùng theo dõi nhé:

  • Ghi chú lại những điều cần thiết mà không cần sử dụng giấy bút
  • Trẻ không bị thụt lùi trong thời đại công nghệ và có kỹ năng tìm tòi khám phá nhanh. Từ đó, trẻ sẽ nhanh nhẹn hơn trong việc sử dụng công nghệ.
  • Trẻ được tiếp xúc với nguồn thông tin rộng mở về mọi lĩnh vực cần thiết. Trẻ chủ động hơn trong việc học và được giải đáp thắc mắc chính xác, nhanh chóng. Một số công cụ như Youtube, Google hỗ trợ cực tốt về mặt này.
  • Giúp bố mẹ dễ liên lạc cũng như định vị được vị trí của con hơn, để biết được trẻ ở đâu một cách dễ dàng.

Những tác hại của điện thoại đối với trẻ em: Tác hại đến sức khỏe và sự phát triển 

Tác hại đối với sức khỏe thần kinh và não bộ của trẻ

Mặc dù chưa có bằng chứng thuyết phục trong việc sử dụng điện thoại thông minh gây ảnh hưởng xấu tới não bộ của trẻ. Não bộ của trẻ nhỏ hơn người lớn nhưng nhận mức bức xạ từ điện thoại di động giống như người lớn. Do đó, vùng não bộ của trẻ phải chịu mức độ phơi nhiễm cùng mức bức xạ cao hơn khi dùng điện thoại ngay từ khi còn nhỏ.

Tác hại ấn đề về mắt 

Việc sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng để xem phim hoạt hình hoặc chơi game thường trẻ sẽ nhìn chằm chằm vào màn hình trong nhiều giờ. Từ đó, tạo điều kiện để ánh sáng xanh và bức xạ từ điện thoại, máy tính tác động trực tiếp lên mắt của trẻ. Chính vì thế, gây ra các vấn đề về mắt như cận thị, nhức mắt, khô mát và giảm thị lực khi còn trẻ.

 tác hại của điện thoại với trẻ em

Dùng điện thoại sớm và thường xuyên có thể tăng nguy cơ béo phì 

Sử dụng điện thoại quá sớm sẽ làm giảm đi hứng thú đối với các hoạt động khác kể cả hoạt động thể dục thể thao. Không chỉ thế, còn hình thành thói quen ngồi một chỗ để dán mắt vào điện thoại ngày một nhiều hơn.

Tuy nhiên, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ béo phì hay các bệnh khác như thoái hóa đốt sống, lệch cổ,… do lười vận động và ngồi một chỗ cúi đầu quá lâu.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tâm lý, tâm thần

Theo các chuyên gia thì việc trẻ dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại để giải trí sẽ khiến trẻ bỏ quên những điều thú vị xung quanh. Từ đó, trẻ thường thích tách biệt và ở một mình, không giao tiếp với người khác. Sau một khoảng thời gian, có thể dẫn tới chứng tự kỉ và rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần, thiếu tập trung,…

Ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của bé

Giống như việc cho trẻ xem ti vi hoặc dùng điện thoại để giải trí, dụ trẻ trong giờ ăn sẽ khiến trẻ bị phụ thuộc vào thiết bị này. Điều đó, trẻ dần trở nên bị động hơn và không còn bị kích thích với thế giới xung quanh, không tìm tòi khám phá hoặc giao tiếp nữa. Do không tiếp thu và tương tác với mọi người mà nhiều trẻ khi còn nhỏ nói rất tốt nhưng khi đến tuổi đi học lại bị hạn chế về ngôn ngữ cũng như khả năng diễn đạt kém.

 tác hại của điện thoại với trẻ em

Cách để trẻ dùng điện thoại một cách hợp lý và hạn chế được các rủi ro về sức khỏe, tính cách? 

Ngày nay, các thiết bị công nghệ thông minh như điện thoại, máy tính bảng đều có hai mặt là mặt lợi và mặt hại. Tuy nhiên, nếu sử dụng những thiết bị này để giúp trẻ khám phá, chinh phục và sáng tạo ra những sản phẩm mới mẻ đó chính là điều tích cực. Nhưng nếu trẻ bị phụ thuộc vào thiết bị theo chiều hướng nghiện game sẽ dẫn tới nhiều hậu quả không mong muốn.

  • Chỉ nên cho trẻ làm quen với thiết bị công nghệ khi trẻ tới tuổi đi học và không nên lạm dụng để dụ trẻ trong mỗi bữa ăn. Bởi điều đó vừa không tốt cho sức khỏe mà còn vừa hình thành thói quen xấu cho trẻ.
  • Hạn chế thời gian cho trẻ xem ti vi, điện thoại,… bằng cách đặt thời gian biểu. Từ đó, giúp trẻ vẫn được giải trí và làm quen với công nghệ nhưng không bị phụ thuộc.
  • Bố mẹ nên ở cạnh khi con chơi điện thoại để có thể kiểm soát thời gian tốt hơn.
  • Khi trẻ có nhận thức thì bố mẹ cần trao đổi cởi mở hơn và thẳng thắn với trẻ về tác hại của điện thoại có ảnh hưởng với trẻ như thế nào.
  • Điều quan trọng nhất chính là bố mẹ cần làm tấm gương cho trẻ trong việc sử dụng điện thoại có giờ giấc và có kiểm soát.

 tác hại của điện thoại với trẻ em

Vậy nên cho trẻ dùng lúc mấy tuổi là phù hợp nhất?

Theo như tiến sĩ Clarke-Pearson là cựu thành viên của Học viện hội đồng Nhi khoa khuyên rằng thời điểm trẻ bước vào trung học cơ sở từ 13 – 17 tuổi chính là thời điểm hợp lý nhất. Tuy nhiên, bố mẹ cần dạy trẻ những điều cơ bản để có thể chọn lọc thông tin trên điện thoại trước đó.

 tác hại của điện thoại với trẻ em

XEM THÊM: Balo chống gù là gì?

Các tin khác
» Những lợi ích và tác hại trong các tư thể ngồi ở trẻ
» Gợi ý cách trang trí bàn học khoa học nhất
» Các phương pháp giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ ba mẹ nên biết
» Thủ tục nhập học lớp 1 cho bé,ba mẹ cần chuẩn bị những gì?
» Tổng hợp những kỹ năng sống ngày tết cho trẻ ba mẹ nên biết
Khuyến mãi