Tình trạng bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lúng túng và lo lắng. Trong bài viết dưới đây, Topkids sẽ thông tin chi tiết về cách nhận biết và xử lý khi con bị bạo lực học đường để cha mẹ tham khảo.
Tình trạng bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lúng túng và lo lắng. Trong bài viết dưới đây, Topkids sẽ thông tin chi tiết về cách nhận biết và xử lý khi con bị bạo lực học đường để cha mẹ tham khảo.
Cách nhận biết con bị bạo lực học đường
Con trẻ dù ở bất kì độ tuổi nào cũng cần được cha mẹ yêu thương, quan tâm. Cha mẹ hãy thường xuyên quan sát, chia sẻ để hiểu được những tâm tư, tình cảm của con, giúp đỡ con đúng lúc.
Trẻ trong độ tuổi đến trường cũng cần được như vậy. Tình trạng bạo lực học đường hiện nay đang khá nhức nhối, đặc biệt trẻ thường có tâm lý sợ hãi và không dám nói ra với cha mẹ hay người thân trong gia đình. Cha mẹ có thể nhận biết con bị bạo lực học đường qua các dấu hiệu sau:
- Áo quần, sách vở hoặc các đồ dùng của con bị rách, bị mất hoặc hư hỏng
- Trên người con có vết cắt, cào hoặc bị bầm mà con không giải thích được
- Con có ít bạn bè chơi cùng, còn thường sợ đi học, sợ đi bộ đến trường, ít tham gia các hoạt động chung cùng bạn bè…
- Con hay buồn bã, không có hứng thú học tập, kết quả học tập sa sút, tâm trạng của con vui buồn bất thường, con hay khóc nhưng không chia sẻ lý do với bố mẹ
- Con hay bị nhức đầu, đau bụng, khó chịu và khó ngủ
- Con thiếu tự tin, rụt rè hơn
>>> Xem thêm: Liệt kê các loại bệnh học đường thường gặp và cách phòng tránh
Cách xử lý khi con bị bạo lực học đường
Khi nhận thấy những dấu hiệu trên, cha mẹ cần bình tĩnh và có hướng xử lý như sau:
- Đầu tiên, cha mẹ cần an ủi, động viên, đảm bảo con được an toàn
- Tiếp theo, cha mẹ cần lắng nghe, chia sẻ, hỏi rõ con xem điều gì đã xảy ra với con, xảy ra ở đâu, khi nào, con bị như vậy nhiều lần hay chưa?
- Cha mẹ cũng cần dự báo những hành vi tiếp theo có thể xảy ra để tránh những hậu quả đáng tiếc
- Đồng thời, cha mẹ báo cáo với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường ngay, cùng với giáo viên và nhà trường phối hợp giám sát, theo dõi, từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời
- Cha mẹ có thể nhờ sự hỗ trợ tâm lý từ chuyên gia để giúp đỡ con ổn định tâm lý, con dần dần trở về trạng thái bình thường
- Cha mẹ cần làm việc với nhóm bạn đã bắt nạt con, cùng với nhà trường, giáo viên và phụ huynh giáo dục lại nhóm bắt nạt bằng sự thấu cảm, từ đó đi đến cam kết không tái phạm hành vi bạo lực nữa.
>>> Xem thêm: 5 kỹ năng sống giúp trẻ phát triển toàn diện
>>> Xem thêm: Con sợ học tiếng anh, mẹ hãy lưu ngay những mẹo sau
Dạy trẻ kỹ năng ứng phó với bạo lực học đường
Để hạn chế những ảnh hưởng của bạo lực học đường, cha mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng ứng phó như sau:
- Dạy trẻ kỹ năng kiểm soát cảm xúc, cha mẹ hỗ trợ giải quyết vấn đề cho con, ngoài ra cha mẹ cần tìm hiểu để loại bỏ những ý định tự hại hoặc tự sát của con.
- Dạy con cách xử lý cụ thể như sau: con cần bình tĩnh và tự tin, nói dừng lại đúng lúc, đồng thời nếu đi quá giới hạn sẽ báo cáo
- Dạy con biết tự bảo vệ bản thân, nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh, nếu có thể hãy ghi lại chứng cứ.
- Ngoài ra, cha mẹ hãy luôn đồng hàng cùng con để biết được những suy nghĩ, khó khăn cũng như những tâm tư, tình cảm của con, từ đó hiểu được kịp thời những khúc mắc hay tình trạng mà con gặp phải, định hướng và hỗ trợ con giải quyết vấn đề.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về cách nhận biết và xử lý khi con bị bạo lực học đường để các mẹ tham khảo.