Xem ngay bài viết này, các bậc phụ huynh đã tìm được cho riêng mình một lời giải đáp cho câu hỏi: Thời điểm nào phù hợp để bé tự ngủ riêng? Có một giấc ngủ tốt, một không gian ngủ phù hợp cũng là một cách để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con trẻ.

Sau khi đã có những dự định cũng như tìm được thời điểm phù hợp để bé tự ngủ riêng. Ba mẹ cũng cần phải chuẩn bị một vốn kiến thức nhất định để việc ngủ riêng của bé được hiệu quả nhất.

 

Mách ba mẹ cách tập bé tự ngủ riêng

Tạo thói quen ngủ riêng từ những việc cơ bản 

Trong thời gian đầu tập cho bé tự ngủ riêng, ba mẹ có thể ở lại trên giường với con cho đến khi bé tự thiếp đi. Đến một vài hôm sau, phụ huynh có thể ngồi ở bất kì góc nào trong phòng, xa giường con nằm hơn. Dần dần, bé sẽ quen thuộc và học được cách tự ngủ riêng.

Một điều mà các bậc phụ huynh cần lưu ý đó chính là hãy đưa trẻ đến phòng ngủ khi con buồn ngủ, chứ không phải để bé ngủ gật rồi mới đưa vào phòng. Với thói quen này, trẻ rất khó để rèn luyện tự ngủ riêng.

>> XEM NGAY: Mua ngay bàn học thông minh với ưu đãi cực lớn.

Kiên nhẫn với trẻ

Vào giai đoạn đầu, thời điểm chưa quen với việc tự ngủ riêng, có thể con sẽ cảm thấy lo lắng và bất an. Ba mẹ hãy kiên nhẫn và tập luyện cùng con mỗi ngày. Không thể ngày một ngày hai mà con đã tự ngủ riêng được. Đây có thể là cả một hành trình dài, cần cả sự dũng cảm của con, cũng như lòng kiên nhẫn của ba mẹ. Nhưng chắc chắn thành quả nhận được lại rất xứng đáng với những gì mà cả gia đình đã bỏ ra.

Khuyến khích, động viên con

Như đã nói, việc tập cho bé thói quen tự ngủ riêng sẽ phải diễn ra trong một thời gian dài. Bỗng nhiên bị thay đổi môi trường nghỉ ngơi, rời xa ba mẹ. Con sẽ cảm thấy hoang mang và lo sợ rất nhiều. Vậy nên các bậc phụ huynh hãy khuyến khích, động viên con bằng những cử chỉ, lời nói và hành động sao cho trẻ có cảm giác an toàn, và tự tin hơn trong việc tự ngủ riêng.

Lập thời gian biểu quy định việc đi ngủ 

Không phải tự nhiên mà có những mốc thời gian dành cho việc ngủ nghỉ sao cho tốt sức khỏe. Ba mẹ nên lập cho con một kế hoạch thời gian đi ngủ cụ thể, nhất quán. Việc này vừa bảo đảm con ngủ đủ giấc, vừa tạo một thói quen sinh hoạt độc lập, có kỷ luật.

 

> XEM NGAY: Điểm danh bàn ghế chống gù Delux được yêu thích nhất 2022.

 

Những lưu ý khi tập cho bé tự ngủ riêng

Tuy nhiên, việc bé tự ngủ riêng khi tuổi còn quá nhỏ có một vài điều mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. 

  • Đừng cố ép trẻ phải tự ngủ riêng khi con chưa sẵn sàng. Không phải đứa trẻ nào nào cũng đủ can đảm để làm được điều đấy. Ba mẹ hãy cho con thời gian và đồng hành cùng con trong thời điểm này.

  • Khích lệ bé tự ngủ riêng bằng lợi ích và những câu chuyện thú vị mà việc ngủ một mình có thể đem lại cho trẻ

  • Ba mẹ có thể cùng con tạo không gian nghỉ ngơi phù hợp với sở thích của trẻ. Cách làm này cũng khiến bé có hứng thú và cảm thấy thoải mái hơn khi tự ngủ riêng.

  • Các bậc phụ huynh nên lưu ý không được đặt những đồ vật dễ gây nguy hiểm và gây xao nhãng cho con trong thời gian gian nghỉ ngơi

  • Ở phòng riêng, ba mẹ có thể tham khảo đặt thêm bàn học thông minh. Đây là loại bàn học được thiết kế đặc biệt với khả năng chống gù chống cận hiệu quả. Việc đặt bàn học ngay trong phòng ngủ vừa tạo không gian riêng tư cho trẻ lúc học bài, vừa tiết kiệm diện tích, không gian gian nhà ở. Một chiếc bàn học thông minh với kiểu dáng sáng tạo cũng giúp không gian phòng ngủ trở nên bắt mắt hơn rất nhiều.

Bài viết trên là toàn bộ những điều mà ba mẹ cần lưu ý để tạo cho con một thói quen ngủ độc lập. Để hỗ trợ bé trong giai đoạn này, ba mẹ có thể lựa chọn bàn học thông minh TOPKIDS để tăng thêm hứng thú cho bé tự ngủ riêng. 

 
Các tin khác
» Những lợi ích và tác hại trong các tư thể ngồi ở trẻ
» Gợi ý cách trang trí bàn học khoa học nhất
» Các phương pháp giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ ba mẹ nên biết
» Thủ tục nhập học lớp 1 cho bé,ba mẹ cần chuẩn bị những gì?
» Tổng hợp những kỹ năng sống ngày tết cho trẻ ba mẹ nên biết
Khuyến mãi