Tập trung trong học tập là một trong kỹ năng cơ bản mà trẻ nhỏ cần phải rèn luyện ngay từ sớm. Bên cạnh đó, cũng là điều mà bất cứ phụ huynh nào đều mong muốn ở con. Song một số phương pháp dạy bé học tập trung và hiệu quả nhất thì không phải ai cũng biết. Vậy làm thế nào để bé tập trung trong học tập, cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!
Dễ nhận thấy một trong những biểu hiện không tập trung của trẻ là khó có thể ở yên một chỗ, để làm một việc nào đó cho tới khi hoàn thành. Chính vì thế, bé sẽ không thể nào hoàn thành được những bài tập ở trường cũng như công việc ở nhà hay những công việc được giao.
Để tìm được phương pháp dạy trẻ kém tập trung thì các bố mẹ cần phải năm rõ được những biểu hiện của trẻ một cách chính xác nhất. Trẻ không tập trung và dễ bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài sẽ làm cho trẻ mất tập trung khi học tập. Những tiếng ồn hay cuộc trò chuyện, những trò chơi rất dễ khiến cho trẻ bị phân tâm.
Một trong những điều dễ nhận thấy nhất ở trẻ trong việc kém tập trung trong việc học chính là hay quên. Bởi trẻ thường quen mắt mình cần phải học gì và làm gì. Mặc dù ở trước đó đã được nhận công việc từ bố mẹ hoặc các thầy cô. Sở dĩ xuất hiện tình trạng này là do trẻ không tập trung khi được giao việc.
Trẻ kém tập trung cũng được thể hiện ở việc trẻ khó hòa nhập với môi trường xung quanh mình. Tình trạng này sẽ dẫn tới việc làm giảm khả năng chú ý để từ đó ảnh hưởng tới việc phát triển về mặt xã hội của bé. Kém tập trung sẽ làm cho trẻ khó giao tiếp và khó hòa nhập cùng với các bạn đồng trang lứa, thầy cô và với những người xung quanh.
Bố mẹ nên tạo cho trẻ không gian yên tĩnh ngay tại nhà của mình. Đồng thời, hãy tạo cho trẻ một góc học tập gồm bàn ghế và sách vở. Cũng không cần phải trang trí quá nhiều chi tiết mà sắp xếp mọi thứ gọn gàng, sạch sẽ để tạo một không gian thoải mái là được.
Tuy nhiên, khi bé học tập thì bố mẹ nên tắt những thiết bị như: Điện thoại, tivi, trò chơi điện tử,… tránh không nên cho trẻ nhìn thấy chúng.
Phương pháp dạy trẻ khi bị kém tập trung đó chính là cho trẻ thời gian nghỉ ngơi đan xen giữa việc học. Bởi sự tập trung của trẻ không tốt bằng người lớn nên trẻ cần phải có thời gian được nghỉ ngơi nhiều hơn. Chính vì thế, việc cho trẻ thời gian nghỉ giải lao sẽ giúp trẻ có thể tăng cường thêm sự tập trung và hứng thú trong suốt buổi học.
Đặt mục tiêu để bé tập trung học cũng là một trong những phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả. Tuy nhiên bố mẹ nên lưu ý, đặt mục tiêu cho trẻ cần phải phù hợp với khả năng và sức học của mình. Hãy cố gắng thiết lập cho bé một khoảng thời gian phù hợp với lượng kiến thức mà bé có thể tiếp thu được.
Bố mẹ nên ngồi cạnh bé khi làm bé làm bài tập để hướng dẫn làm bàn nhanh hơn. Bên cạnh đó, nếu con đang làm bài tập thì bố mẹ có thể hướng dẫn con cách cầm bút. Nếu trẻ đang tập học, hãy khuyến khích bé đọc to hơn và khi đọc sai không nên quát mắng, hãy nhẹ nhàng sửa lỗi cho con.
Trong quá trình học, nếu trẻ tỏ ra mơ màng, kém tập trung, cha mẹ hãy vỗ nhẹ tay để thu hút sự chú ý, đây cũng là tín hiệu ngầm nhắc nhở trẻ tập trung vào việc học.
Khi trẻ đã đạt được độ tập trung trong một khoảng thời gian nhất định mà bạn đề ra. Ngay lúc đó, hãy kéo dài thêm thời gian khoảng 30 giây vào buổi tối hôm sau khi bé học tập. Đồng thời, hãy nói cho bé biết rằng đang làm gì và mục tiêu mới cần phải thực hiện ra sao.
Trong quá trình dạy bé học tập, nếu bé chưa thực hiện tốt trong những lần đầu thì bố mẹ đừng vội cáu gắt, quát mắng bé. Bởi những cơn nóng giận đó sẽ làm cho bé cảm thấy tự ti và thất vọng về bản thân của mình. Hãy thông cảm và lắng nghe bé để bé có thể tìm ra được phương án, khắc phục hiệu quả cho những lần tiếp theo một cách tốt nhất.
Thường xuyên trao đổi với giáo viên để tìm hiểu xem trẻ có tập trung khi ngồi học trong lớp hay không. Chia sẻ một vài kinh nghiệm với giáo viên, cùng nhau tìm ra biện pháp tốt nhất để bé tập trung và học tập tốt hơn.
Trên đây là dấu hiệu cùng với một số phương pháp dạy bé học tập trung và hiệu quả nhất mà TOPKIDS đã chia sẻ. Nếu bạn áp dụng đúng cách những phương pháp này thì con em mình sẽ có được sự thông minh vượt bậc, để từ đó giúp trẻ gặt hái được nhiều thành công trong tương lai sắp tới.