Hiện nay, học sinh có khả năng truy cập vào rất nhiều tài nguyên có sẵn và việc học có thể diễn ra ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào không chỉ trong lớp học. Tuy nhiên, Kỹ năng tự học ở trẻ và phương pháp xây dựng kỹ năng tự học cho trẻ không phải ai cũng biết. Cùng TOPKIDS tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!
Tự học là phương pháp học tập mà học sinh tự hướng dẫn việc học của mình không có sự giám sát của bố mẹ. Tự học được áp dụng ở lớp và ngoài lớp để trẻ có thể tận dụng tối đa kinh nghiệm học tập của mình hơn. Phương pháp này không chỉ giúp trẻ lưu giữ thông tin tốt hơn mà còn giúp khả năng học hiểu, tăng điểm số, động lực cho trẻ.
Tự học chính là trung tâm của việc tự tiếp cận với lượng kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn. Việc tự học giúp trẻ phát triển khả năng tư duy hơn cá nhân. Phương pháp truyền thống là giáo viên giảng dạy và học sinh lắng nghe, ghi chép.
Tuy nhiên, khả năng này không chỉ hỗ trợ trẻ trong việc học mà còn giúp trẻ phát triển tương lai sau này tốt hơn. Chẳng hạn như khả năng tư duy phân tích và tiếp cận được vấn đề bé sẽ dễ dàng nhìn thấy được hướng đi, đồng thời cải thiện công việc cũng như nâng cao hiệu suất hơn.
Ngày nay, chương trình giáo dục có nhiều thay đổi mới kéo theo đó lượng kiến thức trẻ học cũng tăng lên hơn so với trước đây. Thay vì thúc ép trẻ ngồi vào bàn học với số lượng thời gian quy định thì ba mẹ cần quan tâm tới khối lượng kiến thức mà trẻ nhận được khi học.
Việc gây áp lực cho trẻ không giúp trẻ học tốt hơn mà còn cảm thấy sợ hãi, mệt mỏi hơn. Bởi trẻ học được gì và tiếp thu được bao nhiêu kiến thức mới là vấn đề mà các bố mẹ nên quan tâm tới. Nếu ba mẹ thường xuyên nhắc bé học bài sẽ khiến bé hình thành thói quen ý lại và bố mẹ không nhắc thì con cũng quên giờ học.
Chính vì thế, bố mẹ hãy nhẹ nhàng quan sát tình hình học tập của trẻ và tâm tạng trong những ngày mới bước chân vào môi trường học đường. Hãy dành thời gian vừa phải và phù hợp với năng lực sẽ giúp trẻ hứng khởi hơn trong việc học tập.
Khi làm bất cứ việc gì đều cần có kế hoạch và mục tiêu cho riêng mình cũng như cho trẻ. Phụ huynh cũng có thể hướng dẫn trẻ tự lên kế hoạch và mục tiêu học tập hợp lý. Đồng thời xác định được khối lượng kiến thức mà con cần trau dồi củng cố và sắp xếp thời gian cho từng môn học.
Kế hoạch chính là một trong những công cụ hỗ trợ trẻ thực hiện mục tiêu. Bên cạnh đó, trẻ cần biết bản thân tự học vì mục đích gì và phục vụ cho vấn đề nào. Từ đó, trẻ sẽ chủ động trong việc học hơn và có niềm hứng thú hơn để hoàn thành được mục tiêu đã đề ra.
Mỗi ngày trẻ tiếp nhận vô vàn kiến thiến và thông tin khác nhau từ thầy cô, sách vở và các loại tài liệu tham khảo,… Do đó, nếu không có kỹ năng chọn lọc thông tin và kiến thức sẽ khiến cho trẻ bị nhấn chìm trong hàng ngàn kiến thức khác nhau.
Hãy hướng dẫn trẻ chọn lọc thông tin, kiến thức quan trọng và ghi nhớ lại chúng. Điều đó, khiến cho trẻ cảm thấy việc học đơn giản hơn rất nhiều.
Chuẩn bị các công cụ cần thiết trong học tập để có thể tận dụng tối đa lượng kiến thức trong mỗi buổi tự học. Một số công cụ cần cho buổi tự học tại nhà cho trẻ như:
✔️ Khu vực học tập: bàn học được sắp xếp thật gọn gàng.
✔️ Máy tính: Để trẻ xem, đọc và nghe các tài liệu trực tuyến
✔️ Dụng cụ học tập: Bút đánh dấu, bút viết và giấy để trẻ tự tạo ghi chú học tập.
Các bố mẹ hãy giúp trẻ hiểu biết việc xây dựng tính kỷ luật trong mọi vấn đề là vô cùng cần thiết. Không cần tính kỷ luật trong việc học trên lớp mà còn cần có sự nghiêm túc đối với bản thân kể cả khi tự học tại nhà. Cần tập trung cao độ trong quá trình tự học và không để bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài.
Kỷ luật trong học tập cũng giúp bé rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân để có thể phục vụ cho cuộc sống sau này.
Tự học không chỉ là tắt điện thoại hay ngồi vào bàn học và xem tài liệu. Nó luôn đề cao việc xây dựng tư duy khoa học và sự sáng tạo, áp dụng cách thức phù hợp nhất cho bản thân. Tuy nhiên, đôi khi trẻ sẽ thấy bối rối, chán nản mỗi khi đối mặt với lượng kiến thức mới. Do đó, việc tự học cần sự quyết tâm và kiên trì thực hiện kế hoạch, mục tiêu đã đề ra.
Để có thể tự học hiệu quả trẻ cần tự biết cách kiểm tra lượng kiến thức của mình như: Liệt kê những nội dung chính, tự làm bài kiểm tra ngắn, vẽ biểu đồ hoặc bản đồ tư duy,… Việc kiểm tra lại kiến thức đã học giúp trẻ củng cố lại những gì đã học và những gì còn mơ hồ cần học thêm.
XEM THÊM: Cách luyện viết chữ đẹp cho bé nhanh và chuẩn nhất