Rèn luyện kỹ năng sống cho bé là nhiệm vụ rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng tới quá trình hình thành, phát triển nhân cách sau này của bé. Do đó, ngay từ giai đoạn đầu bé cần được trang bị các kỹ năng sống để có thể định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất. Bài viết sau TOPKIDS sẽ chia sẻ tới bạn đọc thông tin về cách dạy kỹ năng sống cho bé – Bố mẹ nên biết.
Rèn luyện kỹ năng sống cho bé sẽ giúp bé nhanh hòa nhập cũng như khẳng định vị trí của mình trong tập thể và cả một cộng đồng, xã hội. Chính vì thế, dù có tài giỏi hay thông minh đến đâu mà sống thiếu kỹ năng thì cũng không thể nào tiếp cận với môi trường xung quanh và hòa nhập để khằng định mình được.
Do đó, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là một trong những điều vô cùng cần thiết. Bởi việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập, sinh hoạt chính là yếu tố quyết định tới quá trình hình thành, phát triển nhân cách của trẻ sau này.
Khi xảy ra vấn đề nào đó mà không được trang bị kỹ năng sống thì trẻ sẽ không có đủ kiến thức để có thể xử lý các tình huống bất ngờ. Thế nên, rèn luyện kỹ năng sống giúp trẻ sớm ý thức làm chủ bản thân và sống tích cực, hướng tới những điều lành mạnh hơn cho chính mình và xã hội.
Phát triển ngôn ngữ là kỹ năng giúp trẻ rèn luyện dược khả năng nói và cách dùng từ, gia tăng vốn từ vựng khi giao tiếp. Để từ đó, bé có thể bày tỏ ý kiến và cảm xúc của mình một cách tốt hơn.
Dạy trẻ tập nghe nói bằng việc cho bé xem các bộ phim hoạt hình hay các chương trình thiếu nhi. Nói chuyện với bé nhiều hơn, từ những chủ đề đơn giản cho tới những khía cạnh khác khó hơn của vấn đề bằng cách đặt ra câu hỏi cho bé.
Thường xuyên đọc sách và kể chuyện cho bé cũng là cách giúp bé gia tăng thêm vốn từ vựng, khả năng lắng nghe.
Dạy trẻ 5 tuổi tập ăn uống lành mạnh là một trong những điều không dễ thực hiện. Bố mẹ cần tập cho bé thói quen tự ăn là trước khi ăn cần phải rửa sạch tay và trong khi ăn ngồi ngay ngắn vào bàn, tự xúc. Điều đó, sẽ giúp bé rèn luyện được tính tự lập hơn.
Khi ăn xong, bố mẹ nên nhờ bé hỗ trợ dọn dẹp, tự dọn dẹp phần ăn của bé và hướng dẫn bé rửa tay ngay sau khi ăn xong.
Phát triển ngôn ngữ, giao tiếp ở trẻ sẽ giúp trẻ rèn luyện được khả năng nói cũng như cách dùng từ, gia tăng vốn từ vựng tốt nhất khi giao tiếp. Để từ đó, bé bày tỏ được ý kiến và cảm xúc của mình một cách tốt nhất.
Hãy rèn luyện cho bé tư duy bằng cách chơi cùng bé những trò chơi rèn trí thông minh. Để từ đó, tạo cho bé có cơ hội tìm tòi và sáng tạo như: Lắp ráp mô hình, ghép hình, giải ô chữ, chơi cờ và giải câu đố. Khi còn nhỏ, bé sẽ tò mò về tất cả mọi thứ xung quanh và sẽ có vô vàn những thắc mắc cần bố mẹ giải đáp.
Bố mẹ cần phải lắng nghe ý kiến cũng như tâm sự với bé nhiều hơn, hãy kiên nhẫn giải thích cho con hiểu việc đúng, sai là như thế nào. Không chỉ thế, hãy dạy trẻ tư duy tự lập từ sớm để không phụ thuộc vào bố mẹ từ những việc đơn giản nhất. Bởi, không phải lúc nào bố mẹ cũng giữ khư khư con bên cạnh và bao bọc, che chở được. Chính điều này sẽ tạo cho bé tính ỷ lại, lâu ngày dần dần sẽ phụ thuộc vào người khác.
Dạy trẻ khi ở nhà một mình là một trong những kỹ năng sống vô cùng cần thiết cho bé. Bởi không phải lúc nào bố mẹ cũng ở nhà với bé và sẽ có những lúc bé cần phải ở nhà một mình. Chính vì thế, dạy trẻ khi ở nhà một mình sẽ giúp bé nhận biết được các mối nguy hại cũng như cách ứng biến kịp thời.
- Cần phải dạy trẻ sử dụng các đồ dùng thiết yếu như bật quạt, cách lấy nước, đồ ăn trong tủ lạnh.
- Nhắc nhở bé khóa cửa cận thận và tắt tất cả các thiết bị điện khi không sử dụng.
- Nhắc nhở bé cần phải tránh xa những vật dụng nguy hiểm như bếp ga, ổ điện, kéo, bật lửa, dao,…
- Dạy bé cảnh giác với người lạ, tuyệt đối không mở cửa cho bất kỳ ai và không tiếp khách, không ra khỏi nhà.
Trẻ nhỏ rất dễ đi lạc, nhất là những trẻ nhỏ bởi bản tính năng động hay tò mò. Thế nên, các bố mẹ nên dạy bé một số điều khi đi lạc như sau:
- Dạy trẻ cách giữ bình tĩnh và tìm hướng giải quyết. Hãy giải thích cho bé tình trạng đi lạc sẽ không quá nguy hiểm nếu biết cách liên lạc với bố mẹ hoặc người thân. Ngoài ra, khi trẻ đi lạc, nên dạy trẻ tìm tới những người xung quanh có trách nhiệm như: quản lý khu vực và bảo vệ nhờ giúp.
- Dạy trẻ cách ghi nhớ thông tin quan trọng như số điện thoại của bố hoặc mẹ, số nhà và những địa chỉ ở khu vực dễ tìm kiếm. Bạn cũng có thể ghi ra giấy hay chuẩn bị một chiếc thẻ có chứa những thông tin quan trọng này để bé mang theo mỗi khi ra ngoài.
Bố mẹ nên liệt kê số điện thoại của người thân có thể liên lạc mỗi khi bé cần sự giúp đỡ. Ngoài việc giúp bé ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ thì bạn có thể dán danh sách đó đến những nơi dễ nhìn thấy trong nhà để giúp bé ghi nhớ chúng dễ hơn.
- Ngoài các phương pháp kỹ năng sống cho bé được kể ở trên thì bố mẹ cũng có thể tìm hiểu cũng như lựa chọn thêm các phương pháp, cách thức phù hợp với khả năng, tính cách của bé. Kỹ năng sống không chỉ có ở nhà trường hay thầy cô mà còn nằm trong chính gia đình mình.
- Trong quá trình dạy kỹ năng sống cho bé bố mẹ hãy là tấm gương để bé học tập và noi theo trong cách sống, ứng xử. Hãy thường xuyên an ủi, lắng nghe mỗi khi bé gặp khó khăn.
- Do còn nhỏ nên việc tiếp thu sẽ bị hạn chế, cần phải kiên nhẫn và bĩnh tĩnh mỗi khi dạy bé.
Bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về dạy kỹ năng sống cho bé - Bố mẹ nên biết. Hy vọng rằng, bài viết của TOPKIDS đã mang lại cho các bố mẹ thông tin hữu ích nhất trong việc dạy kỹ năng sống cho bé nhà mình.