Nuôi dạy con cái trưởng thành, trở thành công dân tốt và có ích cho xã hội là thiên sứ của các bậc cha mẹ. Trong bài viết dưới đây, Topkids sẽ chia sẻ 16 nguyên tắc dạy con đúng cách từ chuyên gia để các bậc phụ huynh tham khảo và áp dụng.
Trở thành tấm gương tốt cho con là nguyên tắc đầu tiên để nuôi dạy con đúng cách. Bạn hãy trở thành người cha, người mẹ tốt, luôn làm những điều hay lẽ phải để con cái nể phục và từ đó chúng sẽ nghe lời và noi theo.
Được khen ngợi đúng lúc và đúng việc sẽ giúp bé nhận ra những việc nào làm là đúng đắn, từ đó bé có động lực và sẽ phát huy những việc làm tốt.
Cha mẹ không nên dùng vật chất để làm phần thưởng cho con mà thay vào đó hãy dùng những lời khen làm quà tặng sẽ giúp bé có những cư xử tốt.
Mỗi bé ở mỗi độ tuổi sẽ có nhận thức khác nhau về môi trường xung quanh. Tuy vậy, bé nào cũng sẽ có hứng thú tìm tòi và khám phá những điều mới mẻ. Khi này, sự bừa bộn là điều khó tránh khỏi. Cha mẹ cần hiểu điều này và chấp nhận, sau đó nên nhẹ nhàng chỉ bảo để con biết cách sắp xếp đồ đạc gọn gàng hơn.
Nhiều bậc cha mẹ thấy con tuổi còn nhỏ nên kiểm soát trẻ quá mức, vô tình làm hạn chế những khả năng tự học hỏi, khám phá của con.
Thay vào đó, cha mẹ hãy để con tự do chơi đùa và hoạt động theo ý bé nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của mình. Điều này vừa đảm bảo an toàn cho con, vừa giúp bé tự tin và kiên trì theo đuổi những gì mà con muốn.
Việc ép con làm những điều mình muốn, đặt ra quy tắc và bắt con làm theo sẽ khiến bé tự ti, thụ động, không suy nghĩ hay định hướng, chỉ làm theo sự sắp xếp trước đó của cha mẹ.
Vì vậy, cha mẹ cần lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con trẻ, để có thể hiểu được mong muốn, nhu cầu của con. Từ đó hỗ trợ bé đưa ra hướng giải quyết. Như vậy bé sẽ rèn được tính tự lập, sáng tạo và tự tin.
Nhiều bậc cha mẹ thường phạt con khi chúng làm sai, điều này là không nên. Thay vào đó, cha mẹ hãy khuyến khích con tự kiểm soát hành vi của bản thân bằng cách tạo ra những điều kiện, quy tắc và yêu cầu con không vượt quá các quy tắc ấy.
Tính tự giác luôn là một đức tính tốt mà cha mẹ cần rèn cho con khi còn bé. Tán dương bé mỗi khi bé tự thức dậy, tự ăn uống, tự sắp xếp sách vở, tự làm bài tập về nhà, tự dọn dẹp phòng ngủ…sẽ giúp con có động lực duy trì những thói quen ấy, sau này sẽ có tính tự lập hơn trong cuộc sống.
Dù được tự do vui chơi và khám phá nhưng cha mẹ cần dạy con biết lễ phép, tôn trọng ông bà cha mẹ cũng như những người lớn tuổi hơn.
Cần dạy con cách chào hỏi và giao tiếp với ông bà, người lớn đúng mực, như vậy sau này con mới trở thành người biết lễ độ.
Khi bé có hành vi sai lệch hoặc ngỗ nghịch, cha mẹ cần tìm hiểu lý do vì sao con lại có những hành động đó thay vì trách mắng hay trừng phạt con.
Điều này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ nguyên nhân và có hướng giải quyết, tránh những trường hợp tương tự về sau.
Con trẻ thường có xu hướng bắt chước những thái độ hay hành động của người lớn. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên hành xử nhẹ nhàng, đúng mực để con cái noi theo.
Ví dụ như trong trường hợp nóng giận nhưng cha mẹ vẫn giữ được bình tĩnh, thái độ hòa nhã và cư xử đúng mực với người khác hay chính con cái của mình thì chắc chắn các bé sẽ học được cách xử sự với người khác bằng sự tôn trọng và bình tĩnh.
Một điều quan trọng cha mẹ cần ghi nhớ là phải sáng tạo và linh hoạt khi thực hiện kỷ luật với con mình.
Cha mẹ nên tập trung vào việc hướng dẫn, chỉ bảo những hành vi phù hợp hơn là trừng phạt khi bé có những hành động sai trái.
Cha mẹ nên giải thích và quy định rõ ràng về những giới hạn để bé hiểu được thế nào là hành vi tốt và xấu, hành vi nên và không nên làm.
Ngoài ra, cha mẹ cần nhất quá từ đầu đến cuối để tránh làm bé nhầm lẫn.
Trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có nhận thức, hành vi, kỹ năng và trình độ khác nhau. Vì vậy, cha mẹ cần hiểu rõ để tùy vào độ tuổi của con để có những phương pháp dạy con đúng đắn.
Không chỉ cần dành thời gian cho con trẻ mà cha mẹ cũng cần dành thời gian cho bản thân mình. Khoảng thời gian này sẽ giúp cha mẹ lấy lại bình tĩnh, nguồn năng lượng, suy ngẫm lại về những việc đã xảy ra để có định hướng đúng đắn và phù hợp với con mình.
Khi con mắc lỗi, cha mẹ đừng chỉ chăm chăm trách mắng và trừng phạt con. Thay vào đó, cha mẹ hãy nhẹ nhàng giải thích thế nào là đúng sai, hậu quả như thế nào khi con làm sai để giúp con nhận ra bài học và tránh được tình huống tương tự trong tương lai.
Nuôi dạy con trẻ không phải là chuyện một sớm một chiều hay chỉ là vài tháng, vài năm mà đây là hành trình rất dài. Các bé sẽ luôn cần cha mẹ đồng hành trong mỗi giai đoạn của tuổi thơ.
Vì vậy, cha mẹ cần luôn kiên nhẫn, lắng nghe con nhỏ để là người bạn đồng hành giúp con vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.