Giai đoạn bé đi học mẫu giáo là cột mốc rất quan trọng với sự phát triển về cả thể chất và tinh thần của trẻ. Nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn khi bé tới độ tuổi đến trường. Vậy lợi ích và tác hại khi cho trẻ đi học mầm non cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp để các mẹ tham khảo nhé!
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, độ tuổi cho bé đi học giúp bé phát triển tính cách toàn diện là từ 16 đến 18 tháng tuổi. Bởi đây là thời điểm mà bé đã cứng cáp, có thể tự ăn uống sinh hoạt, đồng thời có khả năng thích nghi với môi trường mới tốt, ham thích học hỏi và vui chơi, hiểu được lời người lớn nói nên sẽ tiếp thu được những lời giáo viên nói.
Hiện nay, một số cha mẹ vẫn có tâm lý thương con, sợ con đến môi trường mới sẽ quấy khóc, không được dỗ dành như ở nhà nên thường thuê giúp việc hoặc để ông bà trông cháu.
Điều này đã vô tình làm hạn chế khả năng giao tiếp cũng như nhận thức của bé. Vì khi ở nhà, ông bà hoặc người giúp việc sẽ không dạy bé được những kỹ năng cần thiết như ở trường, cũng như bé dễ bị phụ thuộc bởi các thiết bị điện tử như tivi, smartphone…
Không phải ngẫu nhiên mà các chuyên gia lại đưa ra lời khuyên nên cho trẻ đi học mầm non sớm. Điều này sẽ mang lại các lợi ích sau đây:
Tại trường học, bé sẽ được các cô giáo chăm sóc cũng như dạy dỗ bài bản và khoa học. Bé được học nhiều kỹ năng xã hội như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm, kỹ năng kiểm soát cảm xúc…
Bé được tiếp xúc với môi trường học tập, có giáo viên và bạn bè cùng trang lứa, con sẽ học được cách chia sẻ, học hỏi để dần phát triển tính cách và khả năng giao tiếp sau này.
Ngoài việc được chăm sóc, trẻ còn được học những kiến thức cơ bản như làm quen với các con số, chữ cái, nhận biết các màu sắc, con vật…Bé được khám phá nhiều điều mới lạ, được vẽ tranh, đọc thơ, tập múa hát…giúp bé phát triển trí tuệ một cách toàn diện và hoàn thiện nhân cách.
Nếu để 3 tuổi mới cho bé đến trường thì hơi muộn, vì khi đó bé đã có nhận thức rõ ràng, sẽ có thể “chống đối” vì phải thay đổi môi trường mới.
Bởi vậy, cho bé đi học mầm non sớm sẽ giúp bé thích nghi tốt hơn với môi trường trường học, có giáo viên và bạn bè.
Khi đi học mầm non, bé sẽ được giáo viên hướng dẫn cách tự chăm sóc bản thân như tự vệ sinh cá nhân, tự biết ăn uống, tự biết đi ngủ đúng giờ.
Từ đó giúp hình thành tính tự lập từ nhỏ, đồng thời, bé sẽ biết cách quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ những người xung quanh mình.
Ở trường học bé sẽ được chơi đùa với nhiều bạn bè đồng trang lứa, đây là điều mà khi ở nhà bé không dễ dàng có được. Bé còn được học tập, tham gia các trò chơi hay các hoạt động ngoại khóa, các chương trình văn nghệ cùng bạn bè, từ đó sẽ mang lại cho bé nhiều niềm vui và tiếng cười hơn.
Tại trường mầm non, bé sẽ được ăn uống đầy đủ theo thực đơn khoa học, được ăn ngủ đúng giờ giấc, được vui chơi và tham gia các hoạt động thể chất vừa phải, từ đó giúp nâng cao sức khỏe cho bé.
Khi đi học, có thể bé sẽ không được chăm sóc và dạy dỗ cẩn thận vì một giáo viên phải trông nhiều bé cùng lúc. Điều này kéo dài có thể dẫn đến bé bị ảnh hưởng về kiến thức và các kỹ năng.
Đây là điều ít xảy ra và các bậc cha mẹ không hề mong muốn. Để tránh điều này, cha mẹ cần lựa chọn kỹ khi quyết định cho bé theo học tại một ngôi trường nào đó.
Tại trường học, bé sẽ tiếp xúc với rất nhiều bạn khác nên có thể bị nhiễm thói quen xấu của bạn hoặc bị nhiễm các loại bệnh dễ lây truyền.
Bé có thể bị căng thẳng và áp lực khi thay đổi môi trường mới. Điều này có thể dẫn tới bé bị ám ảnh với trường lớp và cô giáo trong thời gian đầu.
Trên đây là thông tin về những lợi ích và tác hại khi cho trẻ đi học mầm non để các mẹ tham khảo. Chúc các bé sẽ có khoảng thời gian đến trường vui vẻ và bổ ích!