Dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em là khi trẻ hay nheo mắt, nhắm một mắt khi đọc chữ hoặc xem tivi, hay dụi mắt nhiều lần.

Ngày nay tỉ lệ trẻ em bị cận thị ngày càng gia tăng và Việt Nam không phải một ngoại lệ. Nếu không phát hiện sớm trẻ có bị cận hay không, thị lực của trẻ ngày càng suy giảm và độ cận tăng cao gây khó khăn cho sinh hoạt và sự phát triển của trẻ. Vậy dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em là gì?

Trẻ hay nhắm một mắt khi xem tivi

Trẻ hay nhắm một mắt khi xem tivi

Những dấu hiệu xác định trẻ đã bị cận thị

Trẻ xem phim, xem tivi, đọc sách, nhìn vào màn hình điện thoại, máy tính bảng ở khoảng cách quá gần. Nếu bạn nhìn thấy bé cúi sát mặt vào màn hình điện thoại hoặc cúi sát mặt khi đọc sách và làm bài có thể bé đã bị suy giảm thị lực.

Trẻ hay mỏi mắt, chảy nước mắt và thường xuyên dụi mắt. Trẻ hay mỏi mắt khi học bài, chảy nước mắt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Việc thường xuyên dụi mắt cũng là một dấu hiệu cho thấy thị lực của bé đang bị giảm. 

Những biểu hiện trên đây là vài dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị suy giảm thị lực, nếu phụ huynh không phát hiện sớm từ tình trạng nhẹ bé sẽ bị cận nặng hơn và khi đó việc điều trị sẽ trở nên tốn kém và khó khăn vì trẻ đang còn nhỏ.

Cách phương pháp phòng tránh tật cận thị ở trẻ em

Bàn ghế thông minh chống gù chống cận - phương pháp phòng tránh tật cận thị ở trẻ em hiệu quả nhất hiện nay

Các phương pháp phòng tránh tật cận thị ở trẻ em

Cận thị sẽ khiến cho sinh hoạt trở nên khó khăn hơn và phải phụ thuộc nhiều vào kính cận, vì thế phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến sinh hoạt của trẻ để giảm thiểu các tác động làm bé bị giảm thị lực.

Cần đảm bảo bé học tập và đọc sách ở không gian thoáng mát có đủ ánh sáng. Ánh sáng được bao phủ vừa đủ không quá chói mắt gây hại cho mắt còn nhạy cảm của trẻ. Khi học tập cần có thời gian nghỉ, để mắt được nghỉ ngơi hợp lý. Mắt căng quá mức và hoạt động nhiều trong thời gian dài sẽ gây giảm thị lực. Học 20 phút ta nên dành 5 phút nghỉ mắt nhìn ra xa. 

Giảm thời gian bé sử dụng các sản phẩm có ánh sáng xanh như tivi, điện thoại, máy tính bảng. Chỉ nên cho bé mỗi ngày sử dụng từ 15-30 phút. Phụ huynh cũng nên cung cấp đủ dinh dưỡng, tăng cường vitamin A, D, E thông qua các loại rau củ như cà rốt, đu đủ,…giúp cho mắt khoẻ và sáng mắt hơn. 

Ngoài ra, để giảm khả năng cận thị cho trẻ phụ huynh nên trang bị cho trẻ bàn chống cận. Những chiếc bàn chống cận đang được nhiều bậc phụ huynh quan tâm và đánh giá cao như A10 COMUS, A12 COM, A12 WOODEN vì hiệu quả mang lại rất tốt. Thông tin sản phẩm các bậc phụ huynh có thể tham khảo tại website: banhocthongminhgiare.com.

Xem thêm bài viết: Khoảng cách phù hợp giữa bàn và ghế cho bé khi ngồi học

Qua bài viết dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em phụ huynh nên quan tâm con em mình và có những nhận biết sớm nhất cho trẻ, tránh lâu dài tình trạng sẽ trở nên nặng hơn.

Các tin khác
» Những lợi ích và tác hại trong các tư thể ngồi ở trẻ
» Gợi ý cách trang trí bàn học khoa học nhất
» Các phương pháp giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ ba mẹ nên biết
» Thủ tục nhập học lớp 1 cho bé,ba mẹ cần chuẩn bị những gì?
» Tổng hợp những kỹ năng sống ngày tết cho trẻ ba mẹ nên biết
Khuyến mãi