Tiếng Anh có thể được xem như một “chuẩn mực” về ngôn ngữ trên thế giới. Khi mà bất cứ đâu, bất cứ một quốc gia nào cũng đều giao lưu với nhau bằng Tiếng Anh trên trường quốc tế. Vậy nên, việc cho bé học tiếng Anh sớm là một điều rất cần thiết.
Việc học thêm một loại ngôn ngữ mới cần rất nhiều thời gian. Tựa như chúng ta phải mất cả một đời để học được tiếng Việt. Vậy nên học tiếng Anh từ sớm là một lợi thế rất lớn đối với trẻ.
Khi còn nhỏ thì khả năng tiếp thu kiến thức của bé cũng tốt hơn rất nhiều. Không những thế, học càng sớm thì lượng kiến thức các môn học khác cũng nhẹ nhàng hơn, bé sẽ có nhiều thời gian để luyện thêm về ngữ pháp, từ vựng cũng như cách giao tiếp. Còn nếu không cho bé học tiếng Anh sớm, về sau lượng kiến thức Toán, Lý, Hóa,... và các môn học khác rất nặng nề, khiến cho trẻ không còn nhiều thời gian để học và rèn luyện tiếng Anh.
Học tiếng Anh không chỉ đơn giản là học những kiến thức về câu, về từ, mà nó còn học cả về cách giao tiếp. Giao tiếp càng nhiều thì con cũng sẽ xem đó như một thói quen, và trở nên tự tin hơn trước đám đông. Một minh chứng rất rõ ràng đấy chính là những đứa trẻ học nhiều ngôn ngữ thường sẽ rất giỏi và mạnh dạn trong việc giao tiếp hơn những bé chỉ biết một loại ngôn ngữ.
Ở độ tuổi càng nhỏ thì cái khả năng con phát âm chuẩn cũng lớn hơn rất nhiều. Bởi lúc này là giai đoạn trẻ đang tập một thói quen nói chuyện “tròn vành rõ chữ”. Con chưa hoàn toàn quen thuộc với cách phát âm của tiếng Việt, vậy nên có thể uốn nắn để bé có ngữ điệu như người bản xứ.
Việc học một loại ngôn ngữ không chỉ đơn giản là học về cách phát âm và những từ ngữ của người ta. Nó còn học cả về văn hóa, lối sống và con người của đất nước đó. Những câu từ trong ngôn ngữ đều chỉ đặc trưng riêng, hoặc một bài học tiếng Anh là một câu chuyện về quốc gia đấy. Điều này có thể giúp bé mở rộng vốn kiến thức và khám phá rõ hơn về thế giới bên ngoài.
Các chuyện gia trong lĩnh vực ngôn ngữ đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Những đứa trẻ biết ngoại ngữ sớm có mật độ chất xám trong não cao hơn so với những trẻ không được học ngoại ngữ. Và điều này cũng một lần nữa được khẳng định bởi Tiến sĩ Ellen Bialystok của đại học Toronto, Canada (người đã đoạt giải Killam về khoa học xã hội năm 2010) trong khi ông trả lời báo New York số ngày 30/5/2011.
Phân biệt giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ
Tạo không gian học tập nghiêm túc và sáng tạo cho bé
Sự kiên trì của bé và lòng kiên nhẫn của bố mẹ
Học tiếng Anh dưới nhiều hình thức và lựa chọn phương pháp học phù hợp với tính cách của con
Lựa chọn kiến thức hay cơ sở dạy học uy tín, chất lượng
Động viên và tạo cho con một tâm lý học tập thoải mái
Học ngôn ngữ chưa bao giờ là dễ dàng. Vậy nên đừng tạo áp lực cho trẻ
>> XEM NGAY: Bàn học thông minh giúp bé chống gù.
Còn một điều rất quan trọng mà không phải phụ huynh nào cũng để ý. Đấy chính là thiết bị dùng để ngồi học. Việc ngồi một chỗ quá lâu, hay ngồi không đúng tư thế sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của bé. Khả năng mắc phải các căn bệnh học đường như gù lưng, cận thị rất cao.
Nắm được thực trạng này, các chuyên gia đã nghiên cứu và cho ra thị trường sản phẩm bàn học thông minh. Đây là loại bàn học được thiết kế với mục đích chống gù, chống cận. Cũng như tạo cho trẻ một thói quen có tư thế ngồi chuẩn, ngồi đúng, ngồi thẳng. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo thêm về mẫu mã sản phẩm bàn học thông minh tại TOPKIDS - địa chỉ bán bàn học chống gù chống cận hàng đầu.
Để nói về mặt hạn chế của việc cho bé học tiếng Anh sớm thì dường như không đáng kể so với lợi ích mà nó đem lại. Vậy nên, các bậc phụ huynh có thể trang bị cho mình một vốn kiến thức nhất định để đồng hành cùng con trong lĩnh vực này nhé.