Việc học của con luôn là một chuyện khiến bố mẹ phải trăn trở và học hỏi. Đặc biệt, đến một độ tuổi nhất định, các phụ huynh đã không thể luôn đồng hành cùng con trong hành trình tiếp thu kiến thức. Nắm bắt được những đắn đo của bố mẹ, chúng tôi đã tìm ra 5 bước tạo thói quen tự học cho bé - vừa hiệu quả, vừa giản đơn.
Việc rèn luyện cho con một thói quen tự học không những giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong quá trình nuôi dạy. Thói quen tự học còn mang lại vô vàn lợi ích khác. Hình thành thói quen tự học, việc học của bé sẽ trở nên hiệu quả hơn, dễ tiếp thu kiến thức hơn. Bởi nếu tự học, con sẽ phải chủ động tìm tòi, vừa giúp trẻ trau dồi khả năng ghi nhớ, vừa phát triển các kỹ năng tự giải quyết khi gặp vấn đề.
Bằng thói quen tự học, bé có thể nhìn nhận vấn đề qua nhiều góc nhìn trong cuộc sống. Giúp con nâng cao nhận thức, khả năng tư duy và bứt phá ý tưởng mới. Bé sẽ trở nên chủ động và linh hoạt hơn. Không những trong học tập mà còn trong đời sống hằng ngày.
>> XEM NGAY: Mua bàn học thông minh giúp con thích thú hơn với việc học.
Thói quen tự học còn rèn luyện tính kiên nhẫn của bé. Việc phải tự tìm hiểu một lượng kiến thức mới sẽ phải tốn khá nhiều thời gian và ý chí. Nếu không rất dễ lâm vào trạng thái chán nản. Vậy nên, để việc học của con không áp lực, bố mẹ nên hướng dẫn con có một thói quen tự học. Bởi tự học sẽ không gây nhàm chán như việc thụ động tiếp thu kiến thức.
Với thói quen ngồi vào bàn học, bé sẽ tập trung hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức. Việc này sẽ giúp con hình thành tư thế ngay ngắn, tạo một không gian học tập lý tưởng phù hợp với việc tự học.
Ngồi vào bàn học sẽ giúp bé có ý thức và nghiêm túc hơn với việc học của mình. Thay vì học bài ở những nơi như trên giường, bàn phòng khách,.. Việc này sẽ làm bé bị xao nhãng, lơ là, mất tập trung và thiếu kiên nhẫn.
Ở độ tuổi hiếu động, bố mẹ không nên bắt ép con liên tục ngồi vào bàn học. Có thể linh hoạt mỗi ngày từ 5-10 phút, rồi tăng dần lên khi con bắt đầu quen với việc này. Hãy tạo cho con một không gian học tập thoải mái nhất. Nếu không bé sẽ dần bài xích khi học tập tại bàn.
Thử tưởng tượng xem, một góc học tập sáng tạo, ngăn nắp, bắt mắt có phải sẽ rất thu hút các bạn nhỏ đúng không nào? Bố mẹ nên đặt bàn học tại những nơi có đủ ánh sáng tự nhiên, không gây ồn ào, và tránh những nơi có thiết bị điện tử làm bé bị mất tập trung.
Một chiếc bàn học được thiết kế một cách thông minh dựa theo sở thích của bé. Chắc chắn sẽ làm cho con có hứng thú tự học lên rất nhiều thay vì một sản phẩm quá đơn điệu. Bạn có thể đặt những món đồ yêu thích, dán một vài cái sticker của nhân vật mà trẻ yêu mến. Chắc chắn bé sẽ rất hào hứng khi ngồi vào bàn học đấy.
Bố mẹ không nên kì vọng hay mang những suy nghĩ con phải viết hay, tô đẹp,... phải thật giỏi hay thông minh hơn những bàn đồng trang lứa. Việc này sẽ làm cho con cảm thấy áp lực, và trốn tránh việc học.
Mục đích của bố mẹ là tạo thói quen tự học cho bé, chứ không phải “tạo một gánh nặng” lên người một đứa trẻ. Đừng quát mắng hay tỏ ra bực dọc khi bé không được như mong ước, hay không làm theo đúng ý bạn muốn. Bởi mỗi cá thể sẽ có một suy nghĩ và hành động riêng. Hãy động viên, khích lệ để bé thỏa sức sáng tạo và tự hình thành tư duy.
Để tạo một thói quen tự học tốt, thì thứ không thể thiếu chính là bàn học. Trên thị trường có rất nhiều mẫu mã bàn học khác nhau, nhưng các chuyên gia khuyến nghị bố mẹ nên sử dụng Bàn học thông minh để hình thành thói quen tự học ở bé.
Bàn học thông minh là loại bàn học được thiết kế đặc biệt với khả năng chống gù, chống cận. Không những thế, sản phẩm còn được tích hợp rất nhiều tính năng hữu ích, giúp tạo thói quen tự học cho bé. Việc ngồi vào bàn học quá lâu, hay ngồi sai tư thế sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của bé. Và bàn học thông minh có thể giải quyết một cách triệt để những vấn đề này.
Hiện nay, nắm bắt được xu hướng của thị trường bàn học, rất nhiều sản phẩm Bàn học thông minh không chất lượng đang được “rao bán” tràn lan. Vậy nên bố mẹ nên lựa chọn cơ sở phân phối bàn học thông minh chính hãng, uy tín như TOPKIDS để được bảo đảm một cách tốt nhất về chất lượng nhé.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bố mẹ có thể nắm rõ được 5 bước tạo thói quen tự học cho bé. Và đồng hành cùng con trong khoảng thời gian này, để trẻ được phát triển một cách toàn diện nhất.