Lớp 1 là bước đệm vô cùng quan trọng mà bố mẹ cần làm cho tương lai của bé. Thế nên, có nhiều bố mẹ hay lo lắng không biết nên chuẩn bị gì và bắt đầu cho bé học từ đâu. Để giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong Cách dạy trẻ lớp 1 học đánh vần. Hãy tham khảo ngay gợi ý cách dạy trẻ lớp 1 học đánh vần hiệu quả nhất ba mẹ không nên bỏ qua ngay sau đây!

Cách dạy trẻ lớp 1 học đánh vần đang là một trong những vấn đề vô cùng khó khăn đối với các bậc phụ huynh và giáo viên. Bởi không dễ gì bé chịu học và nhớ hết được. Ở độ tuổi này, bé chỉ muốn vui chơi thỏa thích. Cùng tham khảo gợi ý cách dạy trẻ lớp 1 học đánh vần hiệu quả nhất ba mẹ không nên bỏ qua ngay bài viết dưới đây nhé!

Bố mẹ nên chuẩn bị những gì khi dạy bé đánh vần

Dạy con học là cả quá trình dài lâu, chứ không phải ngày một ngày hai mà trẻ có thể nhớ ngay được. Do đó, cần phải thật bình tĩnh và kiên nhẫn khi dạy trẻ học. Không nên nóng vội hoặc la mắng, đánh đập trẻ mà hãy cố gắng tạo cho con không khí học tập thoải mái nhất. Điều đó, giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn và không bị áp đặt về thành tích trong học tập.

Tính trẻ rất ham chơi và không chịu tập trung để ngồi học nghiêm túc. Hãy hướng dẫn trẻ một cách nhẹ nhàng và tạo hứng thú cho trẻ qua các trò chơi trong lúc giải lao.

Hãy ôn lại kiến thức thật kỹ trước khi dạy con cách đánh vần. Nắm thật kỹ các quy tắc đahs vần để có thể hướng dẫn trẻ một cách tốt, chính xác nhất.

Bố mẹ nên chuẩn bị những gì khi dạy bé đánh vần

Một số cách dạy trẻ đánh vần hiệu quả nhất

Dạy bé làm quen mặt chữ

Các bố mẹ cần phải cố gắng dạy trẻ học làm quen với mặt chữ, dấu câu mỗi ngay. Bằng việc sử dụng các bộ đồ chơi hoặc thẻ chữ có màu sắc sinh động. Nhằm giúp bé dễ dàng vui vẻ tiếp thu.

Hiện nay, trong cuộc sống hàng ngày bố mẹ có thể hỏi trẻ những chữ cái ngẫu nhiên trên các vật dụng trong nhà để bé được ôn tập một cách tự nhiên. Hãy thường xuyên hỏi bé những câu như: “Đây là chữ gì?” chỉ vào những chữ bất cứ đồ vật gì mà bố mẹ và bé đều nhìn rõ.

Dạy bé làm quen mặt chữ

Bắt đầu dạy trẻ đánh vần bằng những chữ cái đơn giản nhất

Các bố mẹ chỉ nên dạy trẻ từ những chữ cái đơn giản, gần gũi trước, ví dụ như “bố”, “mẹ”, “chuột”, “gà”... Và khi bé đã quen, thì mới dạy trẻ tiếp những từ khó, dài hơn. Chỉ có như vậy, quá trình học đánh vần và việc tập đọc sau này của trẻ sẽ diễn ra dễ dàng, hiệu quả hơn.

Phân biệt chữ cái và âm đọc

Bố mẹ cũng có thể xem lại cách phân biệt chữ cái và âm đọc của chữ. Ví dụ như chữ “N” có tên gọi là “en-nờ”, còn âm đọc là “nờ”. Ngoài ra, cần phải hiểu được cấu tạo cảu tiếng, một tiếng bao gồm 3 phần: Âm đầu, vần và thanh.

Cách đánh vần cơ bản là lập vần, ví dụ như “ê-mờ-êm”. Sau đó mới ghép âm đầu với vần và thanh điệu để tạo thành tiếng, ví dụ “đờ-êm-đêm-sắc-đếm”. Một khi đã nắm rõ được các quy tắc, bố mẹ sẽ dễ dàng truyền đạt lại cho trẻ mà không bị sai sót hay nhầm lẫn gì cả.

Dạy trẻ đánh vần qua những trò chơi bé thích

Dạy trẻ đánh vần qua những trò chơi bé yêu thích chính là cách dạy trẻ vừa đánh vần mà vừa mang lại nhiều niềm vui cho cả bố mẹ và bé. Ngoài ra, còn giúp bé có thể tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất. Bố mẹ cũng có thể sử dụng những bộ trò chơi ghép chữ và dành thời gian để chơi cùng với bé, bé sẽ cảm thấy hứng thú đối với việc học tập hơn.

Trong quá trình chơi, bố mẹ hãy luôn khen ngợi bé và khuyến khích con tiến bộ mỗi ngày. Cách này sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn và thích thú với việc học hơn. Cần phải biết cách khen ngợi trẻ đúng cách, hợp lý và tránh lạm dụng những lời khen quá mức để không mang lại những hậu quả tiêu cực về sau nhé.

Dạy trẻ đánh vần qua những trò chơi bé thích

Một số lưu ý cho ba mẹ khi dạy trẻ lớp 1 học đánh vần

Nếu không làm đúng cách thì việc dạy trẻ đánh vần sẽ bị phản tác dụng và khiến bé đánh vần sai, ảnh hưởng tới việc học ở trường. Để bé có thể đánh vấn đúng thì bố mẹ cần phải lưu ý tránh mắc phải một trong ba sai lầm phổ biến sau đây:

Dành thời gian dạy bé đánh vần mỗi ngày

Độ tuổi khi bé chuẩn bị bước vào lớp 1, khả năng tập trung trong thời gian dài là vô cùng khó khăn đối với trẻ. Do đó, để giáo dục con đánh vần tốt nhất, bố mẹ nên cùng con đánh vần mỗi ngày. Thời gian dạy trẻ bảng chữ cái tốt nhất là khi tắm, bởi lúc này sẽ không có quá nhiều trò chơi xung quanh. Nên bé sẽ dễ tập trung trong việc học đánh vần hơn.

Dành thời gian dạy bé đánh vần mỗi ngày

Không ép bé học

Dưới 6 tuổi bé thích vui chơi và khả năng tập trung thường không cao. Bởi bé chỉ tiếp thu trong khoảng 15 phút rồi bị sai lãng ngay. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không bắt bé đánh vần liên tục, bé sẽ không tiếp thu kiến thức mới và nhanh cảm thấy chán, mất hứng thú. Hơn thế, bé còn có thể cảm thấy sợ hãi, ám ảnh với việc học.

Chính vì thế, bố mẹ cần phải cho bé học đánh vấn trong từng khoảng thời gian ngắn nhưng đều đặn. Ví dụ: mỗi ngày bố mẹ có thể cho bé tập đánh vần từ 2 – 3 lần, mỗi lần 15 phút vào khung giờ cố định. Không gian thoải mái, yên tĩnh cũng là yếu tố quan trọng giúp trẻ tập trung hơn. Việc học đánh vần lặp đi lặp lại đều đặn mỗi ngày sẽ giúp bé sẵn sàng hơn về mặt tâm lý cũng như không bị phân tâm.

Kiên nhẫn với bé

Trong quá trình dạy trẻ, các bậc phụ huynh thường có tâm lý nóng vội, la mắng trẻ mải chơi và không tập trung. Điều này, vô tình đã tạo nên tâm lý sợ hãi cho trẻ và không muốn tiếp tục học nữa. Do đó, để trẻ không rơi vào tình trạng đó, ba mẹ cầm phải kiên nhẫn cho trẻ thích nghi với cách học tập mới mẻ này.

Bài viết đã gợi ý cách dạy trẻ lớp 1 học đánh vần hiệu quả nhất ba mẹ không nên bỏ qua vô cùng chi tiết từ thực tế được nhiều gia đình khác cùng áp dụng. Nếu trẻ đang trong độ tuổi bước vào lớp 1, ba mẹ cần chuẩn bị cho con cách thức học tập trên nhé!

XEM THÊM: Các tiêu chí lựa chọn bàn học cho bé chuẩn bị vào lớp 1 ba mẹ nên biết

Các tin khác
» Những lợi ích và tác hại trong các tư thể ngồi ở trẻ
» Gợi ý cách trang trí bàn học khoa học nhất
» Các phương pháp giúp trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ ba mẹ nên biết
» Thủ tục nhập học lớp 1 cho bé,ba mẹ cần chuẩn bị những gì?
» Tổng hợp những kỹ năng sống ngày tết cho trẻ ba mẹ nên biết
Khuyến mãi